NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THỦY ĐẬU

Thủy đậu là do virus gây nên, bệnh rất dễ lây cho những người không có miễn dịch với nó và lành tính. Bệnh có đặc tính phát ban thành các đợt liên tiếp dưới dạng dát, sẩn, mụn nước, mụn mủ, vảy tiết cùng tồn tại với nhiều lứa tuổi khác nhau.

Ảnh minh họa

          * Dịch tễ học bệnh thủy đậu:

– Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em (90% số ca xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi, 5% ở lứa tuổi >5 tuổ. Bệnh xảy ra ở người lớn nặng hơn trẻ em.

– Bệnh có thẻ rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

– Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân.

          * Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu:

Thủy đậu là bệnh do vi rút varicella zoster, một loại herpes vi rút 3 (alpha)

          * Triệu trứng bệnh thủy đậu:

– Thời kỳ ủ bệnh: Thường xuất hiện từ 14 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh (hoặc dao động từ 10 đến 23 ngày).

– Tiền triệu: Nhức đầu, sổ mũi, đau nhức mình

– Giai đoạn toàn phát: thường là sau 24- 36 giờ với triệu chứng sốt mức độ vừa phải và phát ban:

+ Ban đầu phát ban dạng vết chấm, sẩn và nhanh chóng thành mụn nước (trong 24- 48 giờ), đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi. Đặc điểm mụn nước của bệnh thủy đậu: thành mỏng, có quầng viêm đỏ cung quanh, ngứa. Mụn nước chứa dịch màu vàng nhạt; trong trường hợp bình thường các mụn nước này sẽ tự khô đi, trở thành vảy tiết và tự bong ra trong 4-5 ngày. Khi khỏi để lại vết hồng, một số có nền hơi lõm, có thể thành sẹo một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn;

+ Vị trí: Tổn thương rải rác trên cơ thể khắp toàn thân, số lượng trung bình khoảng 100- 500 nốt;

+ Toàn thân: Cảm giác mệt mỏi,chán ăn, đau mỏi người, toàn thân phát ban và sốt nhẹ.

+ Ban thủy đậu thường rất ngứa.

* Biến chứng  bệnh thủy đậu:

– Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm gan…

– Phụ có thai mắc bệnh thủy đậu có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh;

– Bệnh thủy đậu sẽ rất nặng ở trẻ đã và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

* Điều trị bệnh thủy đậu:

– Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi trong thời kỳ có sốt. Không được gãi vì có thể sẹo vĩnh viễn;

– Sử dụng thuốc điều trị toàn thân: uống giúp làm giảm độ nặng của bệnh và giảm các ca nhiễm thứ phát;

– Sử dụng thuốc điều trị tại chỗ: Nốt đậu dập vỡ nên chấm xanhmethylen; bôi hồ nước, mỡ kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

– Lưu ý: trong các thể nặng tuyệt đối tránh sử dụng corticoid, chú ý cân bằng nước và điện giải.

          * Phòng bệnh thủy đậu:

Tiêm phòng thủy đậu

          – Nên cách ly người bênh 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.

– Luôn mặc quần áo thoáng mát, tránh nước và gió cho người bệnh…

– Vệ sinh cá nhận sạch sẽ.

– Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.

-Chú ý cắt ngắn móng tay, giữ sạch tay.

– Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan vô khuẩn hoặc phấm rôm khắp người đề trẻ đỡ ngứa.

– Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn.

– Tránh cọ xát là các bóng nước bị vỡ.

– Tiêm phòng vacin chống thủy đậu.

Bệnh thủy đậu tuy nhẹ nhưng chúng ta phải chăm sóc, điều trị tốt để đề phòng biến chứng và lây lan ra cộng đồng do bệnh thủy đậu

Related Post